Hệ thống đào tạo đại học Đại_học_Kỹ_thuật_Quốc_gia_Moskva_Bauman

Trường Bauman về đêm

Đại học kỹ thuật quốc gia Bauman hiện đang đào tạo hơn 70 chuyên ngành. Năm 2019, trường có khoảng hơn 19.000 sinh viên theo học, hơn 4.500 giáo sư và giáo viên, trong đó có 450 giáo sư, tiến sĩ khoa học và khoảng 3.000 nghiên cứu sinh khoa học.

Trong thời gian từ 1918 đến 1997, hơn 120.000 chuyên gia, hầu hết trong số họ làm việc về khoa học và thiết kế tại các doanh nghiệp lớn nhất về kỹ thuật máy và dụng cụ. Một số bộ phận của trường Bauman cũng được đặt tại các thành phố của Vùng Moscow: Krasnogorsk, Reutov, Korolev, phân viện tại Kaluga. Theo quyết định của Bộ Giáo dục và Khoa học Nga ngày 12 tháng 4 năm 2016 số 397, Đại học Lâm nghiệp quốc gia Moscow được sáp nhập với Đại học kỹ thuật quốc gia Bauman như một đơn vị riêng biệt, trở thành phân viện Mytishchi.

Trường đã đào tạo hơn 200 000 kỹ sư, mức độ uy tín luôn luôn ở mức cao.

Điểm đặc biệt của trường Bauman là ở chỗ kết hợp giữa đào tạo vào nghiên cứu khoa học trong một Liên hiệp đào tạo-nghiên cứu khoa học. Trong một Liên hiệp Đào tạo-Nghiên cứu Khoa học có một hoặc vài khoa đào tạo và một Viện nghiên cứu ứng dụng tương ứng. Theo nguyên tắc Trưởng khoa đồng thời là giám đốc liên hiệp, chủ nhiệm bộ môn thường là Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học hoặc giáo sư, tiến sĩ khoa học.

Các viện nghiên cứu ứng dụng (R&D)

  1. Viện Toán ứng dụngCơ học;
  2. Viện Cơ học ứng dụngKỹ thuật Rô-bốt;
  3. Viện Kỹ thuật Tên lửaVũ trụ học;
  4. Viện Kỹ thuật Năng lượng;
  5. Viện Công nghệ Chế tạo và Vật liệu học;
  6. Viện Công nghệ thông tin và truyền thông;
  7. Viện Vi quang-điện tửLaser;
  8. Viện Vật lý y sinh;
  9. Viện Kinh tế và Quản trị Kỹ thuật.

Khoa Các Khoa học cơ bản

  1. Bộ môn Toán cao cấp
  2. Bộ môn Toán ứng dụngTin học
  3. Bộ môn Toán học tính toán và Vật lý toán
  4. Bộ môn Mô hình toán học
  5. Bộ môn Cơ học lý thuyết
  6. Bộ môn Vật lý
  7. Bộ môn Hóa học
  8. Bộ môn Kỹ thuật ĐiệnĐiện tử công nghiệp

Khoa Kỹ thuật Rô-bốt và Tự động hóa toàn bộ

  1. Bộ môn Hình họaVẽ kỹ thuật
  2. Bộ môn Lý thuyết MáyCơ cấu
  3. Bộ môn Cơ sở thiết kế máy
  4. Bộ môn Máy nâng vận chuyển
  5. Bộ môn Cơ học ứng dụng
  6. Bộ môn Hệ thống tự động hóa thiết kế
  7. Bộ môn Hệ thống tự động hóa sản xuất nhờ máy tính
  8. Bộ môn Hệ thống Rô-bốt công nghiệp

Khoa Chế tạo máy đặc biệt

Khu liên hợp thể thao trường Bauman
  1. Bộ môn Máy móc Vũ trụ và Tên lửa mang (SM1)
  2. Bộ môn Hệ thống Hàng không vũ trụ (SM2)
  3. Bộ môn Khí động lực học và điều khiển thiết bị bay (SM3)
  4. Bộ môn Thiết bị bay chính xác cao (SM4)
  5. Bộ môn Hệ thống điều khiển và Thông tin tự động
  6. Bộ môn Hệ thống Tên lửa-Xung
  7. Bộ môn Rô-bốt chuyên dụng và Cơ điện tử (SM7)
  8. Bộ môn Tổ hợp dàn phóng Tên lửa
  9. Bộ môn Xe bánh xích và Rô bốt di động
  10. Bộ môn Xe ô tô bánh lốp
  11. Bộ môn Thiết bị và Rô-bốt dưới nước
  12. Bộ môn Công nghệ chế tạo tên lửa
  13. Bộ môn Vật liệu Composite (SM13)

Khoa Chế tạo máy năng lượng

Một góc sân vận động ở trường Bauman
  1. Động cơ tên lửa
  2. Động cơ đốt trong
  3. Động cơ tua-bin khí
  4. Kỹ thuật lạnh
  5. Kỹ thuật chân không và khí nén
  6. Vật lý nhiệt
  7. Máy móc và lò phản ứng hạt nhân
  8. Máy móc năng lượng plasma
  9. Môi trường và an toàn công nghiệp
  10. Thủy lực, máy thủy lực và tự động hóa thủy khí.

Khoa Công nghệ chế tạo máy

Ký túc xá số 10 và 11 trường Bauman vào mùa đông
  1. MT1: Thiết kế và Chế tạo Máy công cụ.
  2. MT2: Thiết kế và Chế tạo Dụng cụ Công nghiệp.
  3. MT3: Công nghệ Chế tạo máy.
  4. MT4: Đo lường, Tiêu chuẩn hóaDung sai.
  5. MT5: Công nghệ Đúc.
  6. MT6: Công nghệ Gia công Kim loại bằng Áp lực.
  7. MT7: Công nghệ Hàn và Chẩn đoán Kỹ thuật.
  8. MT8: Vật liệu học và Công nghệ Vật liệu.
  9. MT9: Thiết kế công nghiệp (Промышленный дизайн)
  10. MT10: Trang bị và Công nghệ cán.
  11. MT11: Công nghệ Điện tử trong Chế tạo máy.
  12. MT12: Công nghệ Laser trong Chế tạo máy.
  13. MT13: Công nghệ Gia công vật liệu.

Khoa Tin học và Hệ thống điều khiển

  1. IU1: Hệ thống điều khiển tự động hóa
  2. IU2: Thiết bị và hệ thống định hướng, ổn định và dẫn đường
  3. IU3: Hệ thống thông tin và viễn thông
  4. IU4: Thiết kế và công nghệ chế tạo các thiết bị điện tử
  5. IU5: Hệ thống xử lý thông tin và điều khiển
  6. IU6: Hệ thống máy tính và mạng
  7. IU7: Phần mềm máy tínhCông nghệ thông tin
  8. IU8: An ninh thông tin
  9. IU9: Hệ thống và công nghệ tính toán năng suất cao
  10. IU11: Dụng cụ và hệ thống vũ trụ

Khoa Vô tuyến điện tử và Kỹ thuật Laser

  1. Hệ thống phát thanh-điện tử và các thiết bị
  2. Laser và hệ thống quang điện tử
  3. Các thiết bị quang điện tử của nghiên cứu khoa học
  4. Cơ sở lý thuyết Kĩ thuật điện
  5. Các phần tử của các thiết bị điện
  6. Công nghệ thiết bị xây dựng

Khoa Kỹ thuật Y-sinh

  1. Hệ thống kỹ thuật y sinh
  2. Y tế và công nghệ thông tin kỹ thuật
  3. Y tế - kỹ thuật quản lý

Khoa Kinh doanh và Quản lý kỹ thuật

  1. Bộ môn Kinh tế học lý thuyết
  2. Bộ môn Kinh tế và Tổ chức sản xuất
  3. Bộ môn Đảm bảo công nghiệp
  4. Bộ môn Quản trị học.
  5. Bộ môn Tài chính
  6. Bộ môn Kinh doanh và ngoại thương
  7. Bộ môn Kinh doanh sáng chế

Các khoa Đại cương

Các bộ môn đại cương chung cho tất cả các chuyên ngành được tổ chức thành các khoa:

  1. Khoa học xã hội và nhân văn
  2. Ngôn ngữ học
  3. Thể dục thể thao

Các Khoa chuyên môn hóa

Điểm đặc biệt thứ hai của trường Bauman đó là thành lập các khoa chuyên môn hóa. Các khoa này không có các bộ môn độc lập, mà tổ chức của nó là sự kết hợp giữa các Liên hiệp Nghiên cứu Khoa học – Sản xuất (các НПО) với các bộ môn của các khoa truyền thống kể trên để đào tạo ra các chuyên gia phục vụ một ngành cụ thể. Hiện nay ở trường Bauman có 5 khoa như thế:

  1. Kỹ thuật vô tuyến điện tử, gồm các bộ môn:
  2. Kỹ thuật tên lửa - vũ trụ, gồm các bộ môn: Các hệ thống điều khiển tự động (ИУ-1); Thiết bị vũ trụ và Tên lửa-mang (СМ-1); Kỹ thuật và công nghệ dụng cụ công nghiệp (МТ-2); Công nghệ chế tạo tên lửa- vũ trụ ̣̣̣(МТ-12); Động cơ tên lửa (Э-1) kết hợp với các xí nghiệp của tổng công ty "Năng lượng" và các nhà máy khác ở thành phố Королёв.
  3. Hàng không vũ trụ, gồm các bộ môn: Hệ thống hàng không vũ trụ (СМ-2); Toán học tính toán và vật lý toán (ФН-11); Сác hệ thống điều khiển tự động (ИУ-1); Các hệ thống máy tính và mạng máy tính (ИУ-6) kết hợp với xí nghiệp của НПО "chế tạo máy", có trụ sở tại thành phố Реутово.
  4. Chế tạo thiết bị quang-điện tử, gồm các bộ môn:
  5. Chế tạo thiết bị điện-điện tử, gồm các bộ môn:

Học viện Quân sự

gồm các khoa:

  1. . Ứng dụng và khai thác các thiết bị và hệ thống tên lửa- vũ trụ
  2. . Các phương tiện tính toán của hệ thống tên lửa- vũ trụ
  3. . Các hệ thống điều khiển tự động
  4. . Kỹ thuật quân sự.
  5. . Khai thác và sử chữa.
  6. . Các phương tiện thông tin liên lạc
  7. . Bảo vệ trong tình trạng khẩn cấp và phòng thủ nhân dân

Bộ môn Luật học